Glycerin

Cung cấp tá dược glycerin, tiêu chuẩn sản xuất Dược, toàn quốc
Hoá Dược Việt (VPHARCHEM)
Địa chỉ: 17A Nhiêu Tứ, Phường 7, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0906917175
Email: info@vpharchem.com

Glycerin là gì? Ứng dụng của Glycerin trong bào chế Dược phẩm?
1. Từ khoá liên quan
Glycerol; E422; 1,2,3-propanetriol.
2. Đặc điểm và Thông tin kỹ thuật
Mô tả cảm quan sản phẩm: glycerin tồn tại dưới dạng chất lỏng trong suốt hoặc gần như trong suốt, không màu, không mùi, vị hơi ngọt, rất hút ẩm, có dạng như siro và cảm giác nhờn khi sờ vào. Glycerin có thể trộn lẫn với nước và ethanol 96%, ít tan trong acetone và thực tế không tan trong dầu béo hay tinh dầu.
Công thức hoá học: C3H8O3
Số CAS: 56-81-5
Đóng gói: glycerin được đóng gói cẩn thận trong bao bì kín đáo để bảo vệ khỏi sự tác động của độ ẩm và nhiệt độ.
Hạn sử dụng: Sản phẩm ổn định trong điều kiện bảo quản được ghi trên nhãn.
Tiêu chuẩn: Tuân thủ các tiêu chuẩn cao như USP/BP/EP/JP.

glycerin

glycerin

3. Thông tin về Công ty cung cấp
Là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp nguyên liệu cho sản xuất dược phẩm tại Việt Nam, Hoá Dược Việt (VPHARCHEM) cam kết vững chắc về chất lượng sản phẩm và phong cách làm việc chuyên nghiệp. 
Chúng tôi tự hào là đối tác đáng tin cậy của nhiều doanh nghiệp dược phẩm uy tín trong và ngoài nước với hơn 10 năm kinh nghiệm và đội ngũ nhân viên có trình độ cao.
Nếu bạn cần thông tin về COA của glycerin. Hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới, để được phục vụ một cách tốt nhất.

Để biết thêm chi tiết hoặc để đặt hàng, vui lòng liên hệ:
Hoá Dược Việt (VPHARCHEM)
Địa chỉ: 17A Nhiêu Tứ, Phường 7, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0906917175
Email: info@vpharchem.com
           charles.dang@vpharchem.com
Website: hoaduocviet.vn  HOÁ DƯỢC VIỆT (VPHARCHEM)
Chúng tôi cam kết mang đến sự hỗ trợ toàn diện và thông tin chi tiết để đảm bảo sản phẩm của bạn được sản xuất với chất lượng tốt nhất.

4. Ứng Dụng của Glycerin
Ưu điểm và ứng dụng thực tế trong ngành Dược
Glycerin
được sử dụng rộng rãi trong nhiều dạng bào chế trong ngành dược với các ứng dụng như: chất làm mềm, chất tạo gel, chất giữ ẩm, chất tạo ngọt, chất hóa dẻo và dung môi. Trong các công thức ngoài da, glycerin chủ yếu được sử dụng vì đặc tính giữ ẩm và làm mềm của nó. Nó cũng được sử dụng làm dung môi hoặc đồng dung môi trong các hệ nhũ tương và kem. Trong các công thức tiêm và uống, glycerin ngoài vai trò là dung môi và đồng dung môi còn được dùng như chất bảo quản kháng khuẩn và chất tạo vị ngọt. Ngoài ra, glycerin được sử dụng trong nhiều thành phần bao film và gelatin như một chất hóa dẻo và giữ ẩm. Nó cũng được dùng như tá dược làm mềm thuốc đạn gelatin. Ngoài ngành dược, glycerin có nhiều ứng dụng trong ngành thực phẩm và mỹ phẩm.
Tính ổn định và điều kiện bảo quản
Glycerin
tinh khiết khó bị oxy hóa bởi oxy trong không khí ở điều kiện bảo quản thông thường. Glycerin có tính hút ẩm mạnh. Nếu lưu trữ glycerin ở nhiệt độ thấp nó có thể bị kết tinh. Nên bảo quản glycerin trong các thùng chứa kín, ở nơi mát mẻ và khô ráo.
Thông tin về độ an toàn
Glycerin
tồn tại tự nhiên trong chất béo, dầu mỡ động thực vật và là một phần của chế độ ăn uống bình thường ở người. Nó cũng được sử dụng rộng rãi trong ngành dược và nhiều ngành công nghiệp khác và được xem là an toàn. Tác dụng phụ nếu có của glycerin chủ yếu do tính hút ẩm của nó, gây nhuận tràng nhẹ. Nuốt phải lượng lớn glycerin có thể gây đau đầu, khát nước, buồn nôn và tăng đường huyết. Sử dụng lượng glycerin rất lớn, 70–80 g trong 30–60 phút đường tiêm ở người lớn để giảm áp lực sọ não, có thể gây tan máu, tiểu huyết sắc tố và suy thận. Dùng chậm hơn không gây tác hại. Glycerin cũng có thể được dùng bằng đường uống với liều 1,0–1,5 g/kg thể trọng để giảm áp lực nội nhãn. Khi được sử dụng làm tá dược hoặc phụ gia thực phẩm, glycerin thường không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào.
Tính tương kỵ với chất khác
Glycerin
có thể phát nổ nếu trộn với các chất oxy hóa mạnh như chromium trioxide, potassium chlorate hoặc potassium permanganate. Trong dung dịch loãng, phản ứng xảy ra với tốc độ chậm hơn và tạo thành một số sản phẩm oxy hóa. Glycerin ngả màu đen khi tiếp xúc với ánh sáng hoặc với zinc oxide, basic bismuth nitrate. Tạp sắt trong glycerin có khả năng gây đổi màu các hoạt chất như phenol, salicylate và tannin. Ngoài ra glycerin cũng có khả năng tạo phức với acid boric để hình thành acid glyceroboric.

Để biết thêm chi tiết hoặc để đặt hàng, vui lòng liên hệ:
Hoá Dược Việt (VPHARCHEM)
Địa chỉ: 17A Nhiêu Tứ, Phường 7, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0906917175
Email: info@vpharchem.com
           charles.dang@vpharchem.com
Website: hoaduocviet.vn  HOÁ DƯỢC VIỆT (VPHARCHEM)
Chúng tôi cam kết mang đến sự hỗ trợ toàn diện và thông tin chi tiết để đảm bảo sản phẩm của bạn được sản xuất với chất lượng tốt nhất.


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng