Tá dược trơn bóng

Cung cấp tá dược nguyên liệu dược tiêu chuẩn sản xuất Dược, toàn quốc
Hoá Dược Việt (VPHARCHEM)
Địa chỉ: 17A Nhiêu Tứ, Phường 7, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0906917175
Email: info@vpharchem.com

Tá dược trơn bóng là gì? Ứng dụng trong công nghệ bào chế Dược phẩm
1.1. Tá dược và tá dược trơn bóng
Có nhiều định nghĩa khác nhau cho tá dược tuy nhiên hầu hết đều mang nội hàm rằng: tá dược là chất không có hoặc có rất ít tác dụng trị liệu cụ thể, tá dược giúp định hình nên dạng bào chế, tạo thuận lợi cho bào chế và sử dụng sản phẩm hoặc đóng vai trò trong bảo quản, ổn định, cải thiện và nâng cao sinh khả dụng của thuốc. Tùy theo dạng bào chế, mục đích sử dụng mà tá dược có tên gọi (theo chức năng, công dụng) khác nhau. Một tá dược có thể có nhiều chức năng tuy nhiên trong một qui trình bào chế cụ thể, một tá dược thường chỉ có một công dụng/chức năng chính. Tùy trường hợp tá dược có thể được xem như hoạt chất và ngược lại.
Tá dược trơn bóng là một trong 4 nhóm tá dược chính trong viên nén (gồm tá dược độn, tá dược dính, tá dược rã và tá dược trơn bóng). Tá dược trơn bóng giúp làm trơn bề mặt của bột, hạt, giảm ma sát giữa các hạt (ma sát nội), ma sát với phễu, thành cối (ma sát ngoại) giúp quá trình phân liều, dập viên dễ dàng, bề mặt viên bóng láng.

Tá dược trơn bóng

Tá dược trơn bóng

 

1.2. Tính chất của tá dược trơn bóng
Làm trượt chảy (glidants): tá dược trơn bóng giúp cải thiện tính lưu chuyển của bột, hạt thuốc trên bề mặt, giúp hạt chảy dễ dàng vào cối của mày dập viên (giảm ma sát nội). Điều này làm cho khối bột không bị phân lớp, tích tụ trên phễu tiếp liệu dù độ rung của máy dập viên có thể rất lớn (đặc biệt là máy dập viên tâm sai).
Chống dính (antiadherents): tá dược rã giúp bột, hạt không dính vào bề mặt phễu, chày, thành cối (giảm ma sát ngoại), giúp đẩy viên ra dễ dàng, không bị kẹt vỡ.
Làm trơn (lubricants): tá dược trơn bóng làm cho bề mặt viên thuốc chắc chắn, chống lực ma sát giữa bề mặt viên với thành cối và máy khi đẩy viên ra khỏi máy, giúp viên không bị xước vỡ bề mặt
Làm bóng (glazers): tá dược rã gắn vào, tập trung mật độ cao các hạt tá dược mịn trên bề mặt viên, không rơi bỡ thành hạt bụi giúp bề mặt viên nhẵn, bóng láng, cảm quan tốt.
Thực tế các tá dược trơn bóng đều thể hiện cả 4 đặc tính nhưng ở mức độ khác nhau, và thường phải phối hợp với nhau. Ví dụ viên nén nếu chỉ sử dụng talc làm tá dược trơn bóng thì cảm quan viên không bóng đẹp, nên thông thường talc sẽ được kết hợp thêm với magie stearat để dập ra viên có cảm quan bắt mắt hơn.
Tính chất trơn chảy trội hơn ở các tá dược trơn bóng như talc, acid boric, magie stearat. Tính chống dính trội với các tá dược trơn bóng như acid stearic, talc, bơ ca cao, tinh bột. Các tá dược trơn bóng như các muốn stearate, các dầu sáp lại trội ở tính làm bóng viên.

1.3. Ứng dụng của tá dược trơn bóng
1.3.1. Tá dược trơn bóng thân nước (tan trong nước)
Sodium stearyl fumarate: trong viên nén, sodium stearyl fumarate được sử dụng làm tá dược trơn bóng ở nồng độ 0.5-2.0% w/w. Nó thường được sử dụng để thay thế cho các tá dược trơn bóng stearat khác khi gặp vấn đề về tương kỵ. Sodium stearyl fumarate ít kỵ nước hơn magie stearate và stearic acid nên ít ảnh hưởng đến quá trình hòa tan của thuốc hơn.
Sodium lauryl sulfate: trong công thức viên nén, sodium lauryl sulfate được sử dụng làm tá dược trơn bóng ở nồng độ 1.0-2.0%. Ngoài ra đây là một chất hoạt động bề mặt anion hóa và được sử dụng rộng rãi trong các công thức dược phẩm, thực phẩm và mỹ phẩm với nhiều nồng độ và vai trò khác nhau.
Sodium benzoate: sodium benzoate có thể được sử dụng trong công thức viên nén làm tá dược trơn bóng ở nồng độ 2-5% w/w. Do đặc tính trơn bóng kém hơn của mình nên thông thường nó được sử dụng ở nồng độ cao hơn các tá dược trơn bóng khác. Tuy nhiên ưu điểm của nó là ít ảnh hưởng tới sự hòa tan của thuốc.
PEG: các PEG từ 6000 trở lên có thể được sử dụng làm tá dược trơn bóng cho viên nén, đặc biệt là trong các viên nén hòa tan như viên sủi. PEG có đặc tính trơn bóng không tốt bằng magie stearate và có thể bị dính nếu viên nóng lên trong quá trình nén. Tuy nhiên, nó có tác dụng chống dính tương đối tốt và phần nào hạn chế hiện tượng quá nhiệt.
1.3.2. Tá dược trơn bóng thân dầu (không tan trong nước)
Talc: talc từng là tá dược trơn bóng được sử dụng rất rộng rãi trong ngành dược nhưng ngày nay đã ít phổ biến hơn. Trong công thức viên nén, talc có thể được sử dụng làm tá dược trơn bóng ở nồng độ 1-10%. Tuy nhiên, talc có thể gây ảnh hưởng tới quá trình hòa tan của thuốc. Người ta cũng lợi dụng đặc điểm này để sử dụng talc trong các viên phóng thích kéo dài. Ngoài ra, talc còn có nhiều ứng dụng khác trong ngành dược.
Acid stearic và các stearate:
- Acid stearic: chủ yếu được sử dụng trong viên nén làm tá dược trơn bóng ở nồng độ 1-3%. Ngoài ra, nó còn có nhiều ứng dụng khác trong ngành dược.
- Calci stearate: chủ yếu được sử dụng trong viên nén làm tá dược trơn bóng ở nồng độ lên tới 1% w/w. Calci có đặc tính trơn chảy (glidant) kém nhưng bù lại nó có đặc tính chống dính (antiadherent) và trơn (lubricant) tốt.
- Magie stearate: được sử dụng rất rộng rãi làm tá dược trơn bóng, trong sản xuất viên nang và viên nén, nó thường được sử dụng ở nồng độ từ 0,25-5% w/w. Magie stearate lỵ nước và có thể làm chậm quá trình hòa tan của thuốc, magie stearate cũng có thể làm tăng độ bở của viên, do đó cần sử dụng lượng thấp nhất có thể. Ngoài ra, thời gian trộn với magie stearate tăng lên có thể làm hình thành các lớp bột kị nước không phân tán khi viên hòa tan và có thể làm giảm độ bền nghiền của viên. Do đó cần kiểm soát thời gian trộn với magie stearate.
Colloidal Silica: Kích thước hạt nhỏ và diện tích bề mặt riêng lớn mang lại đặc tính trơn chảy tuyệt với cho colloidal silica. Nó được ứng dụng rộng rãi trong ngành dược như tá dược trơn bóng để cải thiện đặc tính trơn chảy của khối bột trong các quy trình dập viên và đóng nang. Hydrophobic colloidal silica hấp phụ ít độ ẩm hơn so với colloidal anhydrous silica nên có ưu điểm hơn trong các công thức nhạy cảm với độ ẩm. Nồng độ colloidal anhydrous silica làm tá dược trơn bóng thông thường là 0.1-1%.
Bơ cacao, dầu thực vật hydrogen hóa: thông thường nhóm tá dược trơn bóng này được sử dụng trong công thức viên nén và viên nang ở nồng độ 1-6%. Chúng cũng thường được kết hợp với talc và silica để tránh hiện tượng lấp cầu các hình khắc trên bề mặt viên.

1.4. Thông tin về công ty cung cấp
Là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp nguyên liệu cho sản xuất dược phẩm tại Việt Nam, Hoá Dược Việt (VPHARCHEM) cam kết vững chắc về chất lượng sản phẩm và phong cách làm việc chuyên nghiệp.
Chúng tôi tự hào là đối tác đáng tin cậy của nhiều doanh nghiệp dược phẩm uy tín trong và ngoài nước với hơn 10 năm kinh nghiệm và đội ngũ nhân viên có trình độ cao. Nếu bạn cần thông tin về COA của tá dược trơn bóng. Hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới, để được phục vụ một cách tốt nhất.

Để biết thêm chi tiết hoặc để đặt hàng, vui lòng liên hệ:
Hoá Dược Việt (VPHARCHEM)
Địa chỉ: 17A Nhiêu Tứ, Phường 7, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0906917175
Email: info@vpharchem.com
           charles.dang@vpharchem.com
Website: hoaduocviet.vn  HOÁ DƯỢC VIỆT (VPHARCHEM)
Chúng tôi cam kết mang đến sự hỗ trợ toàn diện và thông tin chi tiết để đảm bảo sản phẩm của bạn được sản xuất với chất lượng tốt nhất.


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng