Chiết xuất dược liệu – xu hướng mới trong thuốc và thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Để biết thêm chi tiết hoặc để đặt hàng, vui lòng liên hệ:
Hoá Dược Việt (VPHARCHEM)
Địa chỉ: 17A Nhiêu Tứ, Phường 7, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0906917175
Email: info@vpharchem.com
           charles.dang@vpharchem.com
Website: hoaduocviet.vn  HOÁ DƯỢC VIỆT (VPHARCHEM)
Chúng tôi cam kết mang đến sự hỗ trợ toàn diện và thông tin chi tiết để đảm bảo sản phẩm của bạn được sản xuất với chất lượng tốt nhất.

Chiết xuất dược liệu – xu hướng mới trong thuốc và thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Mở đầu
Các loại cây thuốc và dược liệu nói chung đã được sử dụng từ xa xưa cho những mục đích chữa bệnh, làm thơm và làm thực phẩm. Sau này, khi kiến thức về bào chế và công nghiệp dược phát triển, các chiết xuất dược liệu này được sử dụng như nguyên liệu ban đầu cho nhiều sản phẩm thuốc, thực phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, mỹ phẩm,… Những chiết xuất dược liệu này có thể được sử dụng dưới dạng cao toàn phần, cao đặc, cao khô,… hoặc dạng đơn chất được tinh chế. Việc thu được các chiết xuất dược liệu có hoạt tính sinh học là một thách thức lớn đối với các nhà nghiên cứu nhưng đã góp phần nâng cao kiến thức giữa cấu trúc và tác dụng của nhiều nhóm chất và nâng cao kiến thức về đặc tính sinh học của nhiều dược liệu. Một lượng lớn dược liệu đã được biết là có hoạt tính kháng khuẩn và vẫn đang được sử dụng rộng rãi trong các nền y học cổ truyền trên thế giới. Ở nhiều nơi, người ta vẫn quan niệm rằng, tự nhiên luôn tạo ra một phương thuốc (bằng cách này hay cách khác) cho từng căn bệnh.

chiết xuất dược liệu, tá dược, nghiên cứu thuốc, công thức thuốc, công nghệ bào chế, đăng kí thuốc, nguyên liệu dược

Chiết Xuất Dược Liệu

Nhu cầu về dược liệu và chiết xuất dược liệu đang ngày càng tăng trên toàn cầu do sự phát triển của công nghiệp sản xuất các thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe và mỹ phẩm từ dược liệu. Các sản phẩm từ dược liệu ngày càng được kê đơn hoặc bán không cần đơn nhiều hơn. Ước tính thị trường thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ dược liệu có giá trị khoảng 86,74 tỉ USD vào năm 2022, tương ứng với mức tăng trưởng hằng năm là 6,8% mỗi năm từ năm 2017.


Theo ước tính, có khoảng 3000 loại dược liệu được bán như nguyên liệu thuốc và thực phẩm trên toàn cầu. Trong khi đó, có khoảng 350000 loài thực vật bậc cao trên thế giới và trong số này có rất ít cây thuốc đang được nghiên cứu một các khoa học. Do đó, nhiều nhóm nghiên cứu khắp thế giới đang cố gắng lấp đầy khoảng trống hiểu biết về dược liệu và dịch chiết dược liệu, đánh giá những tác dụng có lợi và việc sử dụng chúng có thể mang lại như: điều hòa miễn dịch, kích thích miễn dịch, chống tiểu đường, chống ung thư, kháng khuẩn và chống oxy hóa.


Chiết xuất dược liệu – xu hướng trong y học hiện đại
Như đã trình bày, dược liệu và chiết xuất dược liệu được sử dụng từ lâu cho mục đích phòng và điều trị bệnh. Hiện nay, chúng vẫn là nguồn quan trọng để tìm kiếm những phân tử mới có tiềm năng chữa bệnh. Y học hiện đại vẫn đang sử dụng nhiều loại thuốc có nguồn gốc thực vật để điều trị bệnh như aspirin, paclitaxel,… nhưng dựa trên cách tiếp cận thực chứng, khác với những quan niệm cũ về sức khỏe con người và điều trị bệnh tật.
Ngày nay, y học cổ truyền đóng vai trò như một nguồn cảm hứng cho những nghiên cứu thực nghiệm. Những bài thuốc dân gian còn tồn tại từ xưa đến nay dựa trên các dược liệu và chiết xuất dược liệu rất có thể trở thành một bài thuốc được khoa học công nhận nếu đạt được các nghiên cứu về dược lý học, hoạt chất sinh học, cơ chế tác động, tác dụng có lợi chúng mang lại, liều điều trị và độc tính của chúng.


Chiết xuất dược liệu trong điều trị rối loạn tim mạch
Chiết xuất dược liệu đã được sử dụng cho bệnh suy tim sung huyết, tăng huyết áp tâm thu, đau thắt ngực, xơ vữa động mạch, suy não, suy tĩnh mạch và rối loạn nhịp tim từ nhiều thế kỷ. Gần đây, sự nở rộ và ngày càng tăng của các sản phẩm bảo vệ sức khỏe nguồn gốc tự nhiên đã khơi dậy lại sự quan tâm của các nhà nghiên cứu đối với việc điều trị các bệnh tim mạch truyền thống.
Một tổng quan tài liệu của nhóm nghiên cứu từ đại học Navarra, Tây Ban Nha trên các loài cây được trích dẫn thường xuyên nhất đã đưa ra kết quả rằng ước tính 19% trong số 90 loài thực vật được báo cáo, tương ứng với 45% công dụng đã được xác nhận về mặt dược lý hiệu quả điều trị và các khía cạnh an toàn. Trong đó có 5 loài được xác nhận là có thể sử dụng trong các bệnh tim mạch gồm: Rhamnus alaternus L., Potentilla Reptans L., Equisetum telmateia Ehrh., Centaurium erythraea Rafn, và Parietaria judaica L.


Một nghiên cứu khác cũng đưa ra kết quả rằng chiết xuất dược liệu từ 4 loại dược liệu: Allium sativum, Commiphora wightii, Crataegus oxyacantha và Terminalia arjuna có đủ bằng chứng về hiệu quả trên các rối loạn khác nhau, mặc dù cơ chế vẫn chưa được hiểu rõ. Tuy nhiên cần nghiên cứu thêm tác dụng phụ tiềm ẩn khi sử dụng các chiết xuất dược liệu này.


Nhiều khảo sát khác cũng đưa ra nhiều chiết xuất dược liệu từ những loài khác nhau có thể có tác dụng điều trị các bệnh tim mạch như: Cinnamomum cassia (L.) J. Presl, Crocus sativus L., Elettaria cardamomum (L.) Maton, Ocimum basilicum L., Melissa officinalis L., Phyllanthus emblica L., và Punica granatum L., Táo gai (loài Crataegus), Tỏi (A. sativum), Đan sâm (Salvia miltiorrhiza), Linh chi (Ganoderma lucidum), Ginkgo biloba, Digitalis purpurea/lanata và Nhân sâm (các loài Panax).
Mặc dù bằng chứng lâm sàng ủng hộ việc sử dụng những chiết xuất dược liệu trên trong điều trị các bệnh tim mạch vẫn chưa chắc chắn, tuy nhiên tập quán và thực tế sử dụng cho thấy tiềm năng lớn của những chiết xuất dược liệu này trong phòng ngừa và điều trị các bệnh tim mạch cũng như các chỉ định khác.


Chiết xuất dược liệu trong điều trị rối loạn hệ tiêu hóa
Nhiều chiết xuất dược liệu đã được sử dụng điều trị hiệu quả các rồi loạn mãn tính của đường tiêu hóa, dạ dày, gan mật, viêm đại tràng, táo bón và tiêu chảy. Những chiết xuất dược liệu sử dụng trong các rối loạn dạ dày và đường ruột cấp tính được đặc trưng bởi tác dụng nhanh chóng, đặc biệt là trong tình trạng co cứng, đau dạ dày, đau bụng hoặc khó tiêu cấp tính. Những chiết xuất dược liệu được sử dụng chủ yếu gồm: Bạc hà (Mentha piperita), Dầu chanh (M. officinalis), hoa cúc (Matricaria chamomilla L.), caraway (Carum carvi) và thương truật (Petasites hybridus). Ngoài ra cũng có nhiều loại chiết xuất dược liệu và dược liệu khác được sử dụng để điều trị các tình trạng tiêu chảy, khó tiêu, táo bón và rối loạn tiêu hóa, tuy theo vùng miền và kinh nghiệm.


Bên cạnh đó, vì Escherichia coli là sinh sinh vật đóng vai trò quan trọng trong việc gây tiêu chảy, nhiều chiết xuất dược liệu đã được thử nghiệm tác động lên vi sinh vật này và cho những kết quả tích cực. Ngoài ra, nhiều chiết xuất dược liệu khác nhau (bao gồm các chiết xuất đã được tinh chế một phần và các hợp chất phân lập) đã được nghiên cứu về khả năng kháng Helicobacter pylori. Các thí nghiệm in vitro cho thấy khả năng chống lại H. pylori của nhiều chiết xuất dược liệu gần như tương đường với các kháng sinh được sử dụng trong các phác đồ chính thống. Thêm vào đó, những nghiên cứu in vivo trên động vật cũng thể hiện hiệu quả làm giảm sự xâm nhập của H. pylori  trong dạ dày của các chiết xuất dược liệu này.


Những kết quả này mở ra tiềm năng to lớn cho việc sử dụng kết hợp các thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần chiết xuất dược liệu trong điều trị các rối loạn đường tiêu hóa, đặc biệt là khi kết hợp với kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn.
Chiết xuất dược liệu trong các bệnh về đường hô hấp
Số lượng chiết xuất dược liệu được sử dụng trong các bệnh về đường hô hấp là rất cao, đặc biệt là trong điều trị ho và một số nhiễm khuẩn, nhiễm virus đường hô hấp. Như đã biết, ho chỉ là một loại triệu chứng do đó có nhiều dược liệu và chiết xuất có thể làm giảm tình trạng này như: Ké đầu ngựa (Althaea officinalis), Nhàu trôm (Hippophae rhamnoides), Mã đề (Plantago lanceolata), Lá thường xuân (Hedera helix leaves),… Những dược liệu này có tác dụng làm dịu niêm mạc và giảm độ nhạy cảm của chúng. Một số dược liệu khác như bạc hà, long não, tràm, tần dày lá,… có hàm lượng tinh dầu cao, chúng giảm ho theo cơ chế làm tê, làm mát. Ngoài ra chiết xuất dược liệu còn có nhiều tác dụng khác như long đờm, giãn phế quản (Sorghum bicolor, Potentilla anserina,…) hoặc kháng khuẩn, kháng virus (kim ngân hoa, xuyên tâm liên, elderberry,…) trong điều trị các bệnh về đường hô hấp.


Chiết xuất dược liệu ngăn ngừa các rối loạn răng miệng
Sâu răng được xem là một tình trạng sức khỏe có thể phòng ngừa được và nhiều loại thuốc kháng khuẩn đã được phát triển để dự phòng các bệnh về răng miệng, tuy nhiên các vi khuẩn dường như đang ngày càng đề kháng với những kháng sinh hiện có. Streptococcus mutans và Lactobacillus acidophilus là hai vi sinh vật chính gây sâu răng. Đặc tính gây sâu răng của chúng là do tính bám dính vào bề mặt răng và khả năng tạo ra và sống trong môi trường acid.
 

Nhiều chiết xuất dược liệu đã được đánh giá tác động lên các vi sinh vật này và khả năng ngăn chặn sâu răng như:
- Các chất chiết xuất từ Sappan lignum, Coptidis rhizoma, và Psoraleae semen ức chế đáng kể sự phát triển của vi khuẩn đường miệng
- Chiết xuất từ rễ A. officinalis có tác dụng kháng khuẩn đối với S. mutans và L. acidophilus, nhưng tác dụng này kém hơn so với nước súc miệng chlorhexidine và penicillin. Chiết xuất dược liệu từ Hibiscus rosa-sinensis, Glycyrrhiza glabra và Jasminum grandiflorum cũng ngăn cản đáng kể sự phát triển in vitro của S. mutans và L. acidophilus.
Nhiều đánh giá khác cũng chỉ ra không dưới 10 loại chiết xuất dược liệu có hoạt tính chống lại các vi khuẩn gây bệnh nha chu. Những nghiên cứu này đã dẫn tới một cách tiếp cận mới trong ngăn ngừa các vấn đề răng miệng và góp phần làm chậm tình trạng kháng thuốc.
THÔNG TIN VỀ CÔNG TY CUNG CẤP
Là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp nguyên liệu cho sản xuất dược phẩm tại Việt Nam, Hoá Dược Việt (VPHARCHEM) cam kết vững chắc về chất lượng sản phẩm và phong cách làm việc chuyên nghiệp. 
Chúng tôi tự hào là đối tác đáng tin cậy của nhiều doanh nghiệp dược phẩm uy tín trong và ngoài nước với hơn 10 năm kinh nghiệm và đội ngũ nhân viên có trình độ cao.
Nếu bạn cần thông tin về các chiết xuất dược liệu. Hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới, để được phục vụ một cách tốt nhất.

Để biết thêm chi tiết hoặc để đặt hàng, vui lòng liên hệ:
Hoá Dược Việt (VPHARCHEM)
Địa chỉ: 17A Nhiêu Tứ, Phường 7, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0906917175
Email: info@vpharchem.com
           charles.dang@vpharchem.com
Website: hoaduocviet.vn  HOÁ DƯỢC VIỆT (VPHARCHEM)
Chúng tôi cam kết mang đến sự hỗ trợ toàn diện và thông tin chi tiết để đảm bảo sản phẩm của bạn được sản xuất với chất lượng tốt nhất.

 


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng