Tá dược thuốc đạn
Cung cấp Tá dược thuốc đạn tiêu chuẩn sản xuất Dược, toàn quốc
Hoá Dược Việt (VPHARCHEM)
Địa chỉ: 17A Nhiêu Tứ, Phường 7, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0906917175
Email: info@vpharchem.com
Tá dược thuốc đạn, thuốc trứng
1.1. Sử dụng thuốc qua đường trực tràng, âm đạo
Thuốc đạn (suppository) là một dạng thuốc được chế tạo đặc biệt để đặt vào một số hốc tự nhiên của cơ thể người bệnh như âm đạo, hậu môn mà không cần phải uống hoặc tiêm. Ngoài thuốc uống, tiêm, cấy dưới da, còn có một loại gọi là thuốc đạn hay thuốc đặt
Việc sử dụng thuốc qua đường trực tràng và âm đạo có thể được sử dụng để đạt được hiệu quả điều trị tại chỗ hoặc toàn thân. Đối với tác dụng tại chỗ, dược chất cần phóng thích khỏi chất nền và duy trì nồng độ ở vùng mà thuốc sẽ có tác động điều trị. Với tác dụng toàn thân, thuốc phải được hấp thu qua màng nhầy của trực tràng hoặc âm đạo và đi vào máu.
1.1.1. Đường trực tràng
Các dạng bào chế tác dụng tại chỗ có thể được chỉ định để điều trị bệnh trĩ, tá bón và các bệnh khác liên quan tới trực tràng. Biểu mô trực tràng cũng rất thích hợp cho sự hấp thu thuốc toàn thân một cách nhanh chóng. Sự hấp thu thuốc từ phần dưới trực tràng bỏ qua tuần hoàn cửa qua gan và do đó một phần tránh được sự chuyển hóa lần đầu. Do đó, việc sử dụng các dạng bào chế qua đường trực tràng rất hữu ích đối với các thuốc cần tác dụng toàn thân trong các trường hợp sau:
- Bệnh nhân khó hoặc không nuốt được.
- Thuốc không bền khi đi qua dạ dày, tiếp xúc với acid và dịch tiêu hóa.
- Thuốc trải qua quá trình chuyển hóa lần đầu cao.
- Thuốc bị hạn chế hấp thu ở đường tiêu hóa trên.
- Thuốc có thể gây kích ứng dạ dày.
- Thuốc có liều dùng lớn khó bào chế dạng rắn đường uống.
Một số dạng bào chế có thể được dùng qua đường trực tràng có: thuốc đạn, thuốc thụt, dạng bào chế bán rắn (gel, bọt, thuốc mỡ)
1.1.2. Đường âm đạo
Thuốc đặt âm đạo thường nhằm mục đích điều trị các tình trạng phụ khoa tại chỗ bao gồm thuốc tránh thai, thuốc kháng nấm, thuốc kháng khuẩn, chất dưỡng ẩm hoặc hormone để làm giảm các triệu chứng sau mãn kinh. Việc sử dụng thuốc có tác dụng toàn thân bằng cách đặt âm đạo cung cấp một phương pháp sử dụng thuốc mới tiềm năng để tránh tình trạng chuyển hóa qua gan lần đầu. Giống như nhiều đường sử dụng thuốc khác, sự hấp thu toàn thân của thuốc qua đường âm đạo phụ thuộc vào khối lượng phân tử, tính thân dầu, mức độ ion hóa của thuốc, cũng như ảnh hưởng bởi diện tích và độ dày lớp niêm mạc âm đạo. Những thay đổi về pH và thể tích dịch âm đạo trong thời kỳ mãn kinh cũng có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu thuốc. Việc sử dụng estrogen hoặc progesterone qua đường âm đạo có thể dẫn tới sự hấp thu toàn thân của các hormone này.
Các dạng bào chế có thể sử dụng qua đường âm đạo gồm:
- Vòng đặt âm đạo
- Viên nén
- Thuốc trứng
- Dạng bào chế bán rắn (gel, bọt, thuốc mỡ)
- Dụng cụ tử cung
1.2. Thuốc đặt và thiết kế công thức thuốc đặt
Thuốc đặt là những khối rắn có khối lượng, hình dạng khác nhau, thích hợp để đưa vào trực tràng, âm đạo hoặc niệu đạo. Tại đây, chúng thường tan chảy, bị làm mềm hoặc hòa tan ở nhiệt độ cơ thể và phóng thích hoạt chất cho tác dụng cục bộ hoặc toàn thân.
Một công thức thuốc đặt cần đáp ứng các yêu cầu sau:
- Ổn định về vật lý và hóa học trong quá trình bảo quản và sử dụng
- Tương thích với nhiều loại hoạt chất và tá dược
- Không độc và không gây kích ứng với các mô nhạy cảm
- Có đặc tính co giãn vì nhiệt phù hợp
- Tan chảy hoặc hòa tan trong các khoang sử dụng và phòng thích hoạt chất
- Có độ nhớt phải đủ thấp để đúc khối thuốc đạn vào khuôn khi nấu chảy nhưng đủ cao để tạo huyền phù cho các hạt rắn API.
- Có tính thấm và tính nhũ hóa phù hợp để giải phóng tối đa hoạt chất
- Vẻ ngoài thẩm mỹ
1.3. Tá dược nền cho thuốc đặt
Để phát triển công thức thuốc đạn, cần phải lựa chọn tá dược nền phù hợp tùy thuộc vào tính chất vật lý và hóa học của API. Ngày nay, nhiều tá dược nền đã được phát triển và sử dụng mang lại sự lựa chọn đa dạng hơn cho các nhà bào chế.
Tá dược nền của thuốc đặt phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Không gây kích ứng. Nếu tá dược nền gây kích ứng màng nhầy, nó có thể gây ra phản ứng sinh lý đẩy thuốc đặt ra ngoài.
- Trơ về mặt hóa học và sinh lý.
- Đủ chắc chắn để đưa vào các khoang của cơ thể nhưng phải hòa tan hoặc tan chảy trong các khoang này để giải phóng thuốc.
Dựa trên tính chất thân dầu/ thân nước, các tá dược nền có thể chia thành ba loại sau:
- Tá dược nền thân dầu gồm các chất béo như bơ ca cao, dầu thực vật hydrogen hóa,…
- Tá dược nền thân nước như gelatin glycerin hóa, PEG.
- Tá dược nền lưỡng phần vừa có tính thân nước vừa có tính thân dầu, những tá dược này còn có thể đóng vai trò như chất nhũ hóa hoặc chất hoạt động bề mặt.
Tá dược nền của thuốc đặt ảnh hưởng lớn đến sự giải phóng thuốc. Việc lựa chọn tá dược nền này thường phụ thuộc vào hệ số phân chia dầu nước của hoạt chất và khả năng trộn lẫn của nền với dịch cơ thể. Để đảm bảo sự giải phóng tối đa của hoạt chất, thông thường hoạt chất thân nước sẽ được phân tán trong nền thân dầu và ngược lại. Một dược chất thân dầu trong nền thân dầu sẽ có xu hướng ít di chuyển vào dịch trực tràng hơn so với dược chất thân nước trong nền thân dầu.
Ảnh hưởng của dược chất đến điểm nóng chảy của thuốc cũng phải được xem xét. Trong một số trường hợp, dược chất có thể làm giảm điểm chảy của nền, khiến chất nền quá mềm để đặt. Ngược lại nếu dược chất làm tăng điểm chảy của nền, thuốc có thể không tan chảy hoặc hòa tan trong cơ thể, ngăn cản sự phóng thích dược chất.
1.3.1. Tá dược nền thân dầu
Các tá dược nền thân dầu tan chảy nhanh chóng ở nhiệt độ cơ thể, tuy nhiên vì nền thân dầu không thể trộn lẫn với dịch thể lỏng nên thuốc có tính ưa mỡ cao sẽ có xu hướng bị giữ lại trong nền. Dược chất có tính ưa nước cao có thể dễ dàng được giải phóng vào các dịch thể hơn. Tá dược nền thân dầu chủ yếu gồm 2 loại: bơ ca cao và dầu thực vật bán tổng hợp.
1.3.1.1. Bơ ca cao
Về mặt hóa học, bơ ca cao là hỗn hợp các chất béo trung tính của acid béo bão hòa và không bão hòa, chủ yếu là stearic, palmitic, oleic, lauric và linoleic. Bơ ca cao là chất rắn ở nhiệt độ phòng nhưng tan chảy ở ngay nhiệt độ cơ thể (31-34 độ C) nên lý tưởng để làm chất nền thuốc đạn. Bơ ca cao không chứa chất nhũ hóa nên không hấp thụ nước đáng kể. Tuy nhiên có thể thêm Tween 61 để cải thiện đặc tính hấp thụ nước của bơ ca cao, mặc dù việc thêm chất hoạt động bề mặt không ion được báo cáo là khiến thuốc đạn giảm ổn định khi bảo quản.
Một vài điểm bất lợi của bơ ca cao là do chứa lượng chất béo bão hòa lớn nên có nhiều dạng đa hình, gây khó khăn trong quá trình chế biến. Nếu bơ ca cao được đun nóng đến nhiệt độ cao hơn nhiều nhiệt độ nóng chảy, khi làm lạnh nó có thể hình thành dạng tinh thể đa hình alpha có nhiệt độ nóng chảy thấp (22-28 độ C) và có thể bị chảy lỏng ở điều kiện thường. Thêm vào đó điểm nóng chảy của bơ ca cao bị giảm nếu chịu ảnh hưởng của một số API nhất định như các thuốc chloral hydrat, phenol và thymol. Tuy nhiên điều này có thể khắc phục được bằng cách thêm từ 4% đến 6% sáp trắng hoặc 18% đến 28% sáp cetyl esters. Tuy nhiên việc xác định được chính xác lượng sáp thêm vào và nhiệt độ nóng chảy sẽ khó khăn và tốn thời gian.
1.3.1.2. Dầu thực vật bán tổng hợp
Tá dược nền loại này có thể được sản xuất từ nhiều loại dầu thực vật chẳng hạn dầu dừa hoặc dầu cọ, được biến đổi bằng quá trình ester hóa, hydrogen hóa và phân đoạn để thu được các sản phẩm có thành phần và nhiệt độ nóng chảy khác nhau (ví dụ: Hydrogenated Vegetable Oil và Hard Fat). Những tá dược nền này có thể được thiết kể để làm mất mùi ôi, thu hẹp khoảng giữa nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc, điều chỉnh nhiệt độ nóng chảy để phù hợp với các công thức và điều kiện khí hậu khác nhau.
Về mặt hóa học, chất nền này được tạo thành từ hỗn hợp các triglyceride ester của acid béo bão hòa từ 12 C đến 18 C, có thể chứa thêm chất diện hoạt hoặc chất nhũ hóa, chất gây thấm phù hợp.
Vpharchem hiện đang phân phối các dòng tá dược nền thuốc đặt có nguồn gốc từ dầu dừa và dầu cọ bán tổng hợp với khoảng nóng chảy rộng và giá trị hydroxyl đa dạng bên dưới:
Bảng tá dược thuốc đặt từ dầu dừa
Bảng tá dược thuốc đặt từ dầu cọ
Các tá dược này được ưa chuộng vì chúng trơ và không gây kích ứng cho các mô, màng nhạy cảm. Không giống như bơ ca cao các tá dược này dễ sử dụng hơn, ít nhạy cảm với việc quá nhiệt nóng chảy và ít vấn đề với các dạng đa hình. Ngoài ra, việc có thể có thêm một số chất diện hoạt phù hợp làm cải thiện khả năng giải phóng hoạt chất và sinh khả dụng của thuốc từ các tá dược nền này.
1.3.2. Tá dược nền thân nước
Gelatin glycerol hóa và PEG thường được sử dụng làm tá dược nền thuốc đặt tan trong nước. Thay vì tan chảy, các chất nền này giải phóng thuốc bằng cách hòa tan trong dịch cơ thể.
1.3.2.1. Gelatin glycerol hóa
Gelatin glycerol hóa bao cồm 70% glycerol 20% gelatin 10% nước. Tá dược này hòa tan chậm trong chất này cho phép giải phóng thuốc kéo dài do đó thường được sử dụng cho công thức thuốc trứng đặt âm đạo. Chất này thường không được sử dụng đường trực tràng do có tính hút ẩm và có thể kích thích phản xạ bài tiết (được ứng dụng để trị táo bón).
Khi sử dụng thuốc đặt có tá dược nền này, cần làm ẩm trước với nước. Một số nhược điểm của tá dược này là thời gian chuẩn bị lâu và nó có thể là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật phát triển.
1.3.2.2. PEG
PEG sử dụng làm tá dược nền cho thuốc đạn là hỗn hợp các PEG trọng lượng phân tử khác nhau. Điểm nóng chảy của PEG có thể dễ dàng được kiểm soát bằng cách trộn các loại PEG khác nhau lại với nhau. Mặt khác, một lợi thế đáng kể của PEG nữa là khả năng giải phóng các hoạt chất hòa tan trong nước và trong dầu cao tốt hơn so với hệ tá dược nền thân dầu. (xem thêm bài viết về PEG)
1.3.3. Tá dược nền lưỡng phần
Đây là nhóm tá dược nền nhỏ gồm các chất diện hoạt không ion hóa như ester của acid béo, polysorbate, polyoxyethylene stearates. Các chất này có thể được sử dụng một mình hoặc kết hợp với các tá dược thuốc đạn khác để thu được một nền thuốc đạn mới. Chất nền loại này hiếm khi được sử dụng do chúng đòi hỏi các công nghệ và kỹ thuật phức tạp hơn. Nhưng nếu được kết hợp chính xác và thuốc đặt điều chế dựa trên hệ nền này, chúng sẽ có nhiệt độ nóng chảy và độ đặc như mong muốn. Thêm vào đó, vì có chứa chất diện hoạt nên chúng dễ dàng giải phóng thuốc vào các dịch cơ thể.
Vpharchem hiện đang phân phối một số tá dược nền thuộc nhóm này như:
- Hỗn hợp PEG-6 stearate, ethylene glycol palmitostearate PEG-32 stearate.
- Hỗn hợp APRICOT KERNEL OIL PEG-6 ESTERS, Oleoyl polyoxyl-6 glycerides , Oleoyl macrogol-6 glycerides.
- Glycerol monostearate 40-55 type I
- Stearyl Heptanoate
- Propylene glycol dicaprylate/dicaprate
- Cocoyl caprylocaprate
1.4. Thông tin về công ty cung cấp
Là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp nguyên liệu cho sản xuất dược phẩm tại Việt Nam, Hoá Dược Việt (VPHARCHEM) cam kết vững chắc về chất lượng sản phẩm và phong cách làm việc chuyên nghiệp.
Chúng tôi tự hào là đối tác đáng tin cậy của nhiều doanh nghiệp dược phẩm uy tín trong và ngoài nước với hơn 10 năm kinh nghiệm và đội ngũ nhân viên có trình độ cao.
Nếu bạn cần thông tin về COA của tá dược nền thuốc đặt. Hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới, để được phục vụ một cách tốt nhất.
Hoá Dược Việt (VPHARCHEM)
Địa chỉ: 17A Nhiêu Tứ, Phường 7, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0906917175
Email: info@vpharchem.com
chales.dang@vpharchem.com
Website: hoaduocviet.vn HOÁ DƯỢC VIỆT (VPHARCHEM)
Chúng tôi cam kết mang đến sự hỗ trợ toàn diện và thông tin chi tiết để đảm bảo sản phẩm của bạn được sản xuất với chất lượng tốt nhất.
Xem thêm